Thiourea 99% – Thio urê CH4N2S Thiourea 99% – Thio urê CH4N2S

Thiourea 99% – Thio urê CH4N2S

0

Liên hệ

    Thông số kĩ thuật

    • Tên sản phẩm: Thiourea
    • Tên gọi khác: Thio, Thiocarbamide, thio urê
    • Công thức hóa học: CH4N2S
    • CAS: 62-56-6
    • Hàm lượng: 99%
    • Ngoại quan: Dạng tinh thể màu trắng
    • Xuất xứ: Trung Quốc
    • Đóng gói: 25kg/bao
    Số Lượng
    - +
    Thông tin chi tiết

    Thiourea là một loại hóa chất được ưa chuộng sử dụng khá phổ biến hiện nay, với tính chất độc đáo và cấu trúc đơn giản gồm hai nguyên tử nitơ và một nguyên tử lưu huỳnh, đã mang đến tiềm năng lớn cho ngành nông nghiệp. Với tác dụng được sử dụng làm phân bón, giúp tăng năng xuất và chất lượng cây trồng, ngoài ra thiourea còn được sử dụng trong ngành công nghiệp và y tế. Vậy thiourea là gì? Thiourea có độc không? Thiourea có tác dụng gì? Hãy cùng 3Sfram tham khảo bài viết dưới đây.

    Thông số kĩ thuật

    • Tên sản phẩm: Thiourea
    • Tên gọi khác: Thio, Thiocarbamide, thio urê
    • Công thức hóa học: CH4N2S
    • CAS: 62-56-6
    • Hàm lượng: 99%
    • Ngoại quan: Dạng tinh thể màu trắng
    • Xuất xứ: Trung Quốc
    • Đóng gói: 25kg/bao

      Thiourea 99% - Thio urê CH4N2S

      Thiourea 99% – Thio urê CH4N2S

    Thiourea là gì?

    Thiourea hay còn gọi là Thiocarbamide, có công thức hóa học là CH4N2S, nó là một hợp chất hóa học có dạng bột trắng, không mùi, tan trong nước.  Thiourea được sử dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là làm phân bón lá. Nó giúp kích thích sự phát triển của cây trồng, tăng tỷ lệ đậu hoa và quả. Với tính chất ổn định nhiệt tốt và khả năng khử cao, Thiourea cũng góp phần quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp và y tế.

    Tính chất lý hóa thiourea

    Tính chất vật lý

    • Ngoại quan: Chất rắn có dạng tinh thể hạt màu trắng.
    • Mùi: Không có mùi đặc trưng.
    • Độ tan: Tan tốt trong nước, tạo thành dung dịch trong nước.
    • Khối lượng phân tử: 76.12 g/mol.
    • Nhiệt độ nóng chảy: khoảng 182°C.
    • Khối lượng riêng: 1.405 g/ml.

    Tính chất hóa học

    • Thiourea có khả năng tham gia vào các phản ứng oxi hóa.

    2 CH4N2S + 3 O2 → 2 H2O + 2 SO2

    • Tham gia vào các phản ứng thủy phân, tạo ra các sản phẩm phân giải khác nhau.

    CH4N2S + H2O → S + NH3 + CO2

    • Tạo phức với các kim loại như đồng, bạc, vàng, và nhiều kim loại khác.

    2 CH4N2S + Cu → Cu(CH4N2S)2

    • Khả năng tương tác với các hợp chất halogen như Cl2, tạo thành các sản phẩm phụ có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm.

    CH4N2S + Cl2 → C2H4N2SCl + HCl

    Phương pháp điều chế thiourea

    Thiourea thường được sản xuất từ phản ứng giữa Hydrogen sulfide (H2S) và Xianamit canxi (Ca(CNS)2) trong sự hiện diện của carbon dioxide (CO2).

    H2S + Ca(CNS)2 + CO2 → CH4N2S + CaCO3

    Trong quá trình này, Hydrogen sulfide (H2S) tác động lên Xianamit canxi (Ca(CNS)2) trong môi trường có carbon dioxide (CO2) có mặt. Kết quả là thiourea (CH4N2S) được tạo thành, cùng với cacbonat canxi (CaCO3) như sản phẩm phụ.

    Ứng dụng thiourea trong đời sống ra sao?

    Tác dụng của phân thiourea đối với cây trồng

    Phân thiourea có tác dụng đối với cây trồng như một phân bón quan trọng, giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh và khỏe mạnh. Dưới đây là tác dụng của phân thiourea đối với cây trồng.

    • Cung cấp dinh dưỡng: Phân thiourea cung cấp nguồn nitơ cho cây và giúp tăng cường quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, kích thích cây trồng phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh.
    • Nâng cao chất lượng sản phẩm: Tăng cường nồng độ các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, đường và vitamin trong cây trồng. Điều này đem lại lợi ích về giá trị dinh dưỡng và hương vị tốt hơn cho sản phẩm cây trồng
    • Tăng tỷ lệ đậu hoa và quả: Thúc đẩy quá trình thụ phấn và phát triển hoa quả, từ đó tăng năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
    • Tăng sức đề kháng cho cây: Nhờ vào thành phần dinh dưỡng đầy đủ, thiourea có khả năng giúp cây trồng tăng sức đề kháng, dễ thích ghi với thời tiết khắc nghiệt và sự tấn công của sâu bệnh hại.

    Trong ngành công nghiệp

    Thiourea có công dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, dưới đây là một số ngành nghề có sự góp mặt của thiourea:

    • Trong ngành in ấn: Cải thiện tính đồng nhất và độ bám dính của mực trên bề mặt in, tạo ra kết quả in chất lượng.
    • Chất tẩy màu trong công nghiệp dệt: Loại bỏ màu nhuộm dư và làm sáng vải trong quá trình tẩy màu.
    • Sản xuất nhựa: Đóng vai trò chất xúc tiến để cải thiện quá trình tổng hợp và thuộc tính của nhựa.
    • Chất tẩy và làm sạch: Loại bỏ chất ô nhiễm và gỉ từ bề mặt kim loại, cải thiện hiệu suất và độ bóng của sản phẩm kim loại.
    • Chất phụ gia trong ngành sản xuất giấy: Cải thiện độ bền và tính chất vật lý của giấy, tăng cường quá trình kết dính và liên kết giữa các sợi giấy.
    • Chất xử lý bề mặt: Sử dụng trong sản xuất vật liệu như gỗ, da và kim loại để tăng độ bám dính và kháng ăn mòn của các lớp phủ bề mặt.
    • Các ngành công nghiệp khác: Sản xuất nhựa chống cháy,  bột mạ điện, nhựa đúc nén, chất phụ trợ trong giấy diazo…

    Trong ngành y tế

    • Sản xuất thuốc chống nấm, điều trị bệnh da như viêm da cơ địa, bệnh da vẩy nến và eczema.
    • Trong phân tích và xử lý y học.
    • Như chất tạo mẫn cảm trong nghiên cứu.
    • Trong nghiên cứu sản phẩm mới trong y học.

    Cách sử dụng phân thiourea đối với cây trồng

    Phân thiourea được sử dụng làm phân bón lá hoặc phân bón gốc cho cây trồng, có thể bón trực tiếp lên gốc hoặc pha loãng phun lên lá cây để cây hấp thu chất dinh dưỡng một cách tốt nhất. Dưới đây là cách bón phân thiourea cho một số cây trồng.

    Cây ăn quả

    Thời điểm sử dụng: Phun phân thiourea sau khi tầng lá ngọn đã già và trước khi cây bắt đầu ra hoa.

    Liều lượng: Pha dung dịch thiourea với liều lượng khoảng 60-80 g/bình 16 lít nước. Phun đều lên lá cây.

    Cây hoa, kiểng lá

    Liều lượng: Pha dung dịch thiourea khi cây đã có nụ hoa sắp khai.

    Thời điểm sử dụng: Phun phân thiourea khi cây đã có nụ hoa sắp khai.ourea với liều lượng khoảng 60-80 g/bình 16 lít nước.

    Cây công nghiệpThời điểm sử dụng: Phun phân thiourea trong giai đoạn cây đang phát triển mạnh.

    Phun đều lên lá cây và hoa.

    Liều lượng: Pha dung dịch thiourea với liều lượng khoảng 80-100 g/bình 16 lít nước. Phun đều lên lá cây.

    Thioure có độc không? Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thiourea

    Thioure không được coi là chất độc nếu được sử dụng đúng cách và tuân thủ các biện pháp an toàn. Tuy nhiên, như với bất kỳ chất hóa học nào khác, cần chú ý đến việc sử dụng và bảo quản thiourea để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản thiourea:

    • Sử dụng đúng và đủ liều lượng để đạt hiệu quả tốt, tránh tác dụng phụ nếu sử dụng quá mức và không đúng cách.
    • Trang bị đồ bảo hộ như găng tay, kính bảo hộ và áo phục vụ khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
    • Không để hóa chất thiourea với các loại hóa chất khác.
    • Bảo quản thiourea ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp và nơi có nguồn nước sinh hoạt.
    • Đóng kín bao bì sau khi không sử dụng để bảo quản hóa chất thất thoát ra ngoài môi trường

    Gía thiourea hiện nay bao nhiêu tiền?

    Gía thiourea hiện nay dao động từ 80.000-90.000 VND/kg, chưa VAT.

    Mua thiourea ở đâu tại tpHCM, Hà Nội uy tín, chất lượng?

    Qúy khách đang tìm mua thiourea chất lượng, giá cả hợp lý, có thể liên hệ công ty Phát Đại Lộc, là một trong những đơn vị cung cấp thiourea và nhiều loại hóa chất khác tại tpHCM, Hà Nội uy tín chất lượng ổn định. Chúng tôi cam kết sản phẩm xuất xứ rõ ràng, nói không với hàng kém chất lượng, giá cả cạnh tranh, với nhiều ưa đãi hấp dẫn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0904397977 để được tư vấn miễn phí.