Phân Hữu Cơ Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Các Dòng Phân Hữu Cơ Hiện Nay? - 3SFarm - Mua Bán ở đâu

Phân hữu cơ là gì? Ưu nhược điểm của các dòng phân hữu cơ hiện nay?

Thời gian đăng : 08/06/2023

Phân hữu cơ được sử dụng khá phổ biến trong nông nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất hiệu quả cây trồng. Đặc biệt bảo vệ môi trường và cải tạo lại đất cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông nhân. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc phân hữu cơ là gì ? có tính chất và đặc điểm nổi bật trong trồng trọt hãy theo dõi qua bài viết chia sẻ dưới đây !

Phân hữu cơ là gì ?

Phân hữu cơ là loại phân bón có nguồn gốc tự nhiên, được sản xuất từ các chất hữu có trong tự nhiên như phân người, gia súc, rác nhà bếp, lá cây…. Qúa trình sản xuất chất hữu cơ bao gồm phân hủy và phân giải chất hữu cơ bằng vi sinh vật như vi khuẩn, nấm , vi trùng nhằm tạo ra những dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, cải tạo lại đất, tăng độ xốp cho đất, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Đặc điểm của phân hữu cơ

  • Phân hữu cơ có hàm lượng chất hữu cơ dồi dào, cung cấp các chất cần thiết để cải thiện và làm phong phú đất.
  • Phân hữu cơ cung cấp các chất dinh dưỡng như nitơ (N), phốt pho (P), kali (K) và các nguyên tố vi lượng, giúp cây trồng phát triển và sinh sản.
  • Dinh dưỡng trong phân hữu cơ được giải phóng chậm và liên tục, tạo ra một hiệu ứng tác động kéo dài đến sự phát triển của cây trồng.
  • Phân hữu cơ cung cấp chất hữu cơ, giúp cải thiện cấu trúc đất bằng cách tăng cường khả năng giữ nước, tạo ra độ thông thoáng và cung cấp năng lượng cho vi sinh vật có lợi trong đất.
  • Sử dụng phân hữu cơ có thể tạo ra một môi trường đất giàu vi sinh vật có lợi, góp phần tăng cường sự đa dạng sinh học và cân bằng hệ sinh thái trong đất.
  • Phân hữu cơ được coi là một phương pháp trồng trọt bền vững, không gây ô nhiễm môi trường do không sử dụng chất phụ gia hóa học và thuốc trừ sâu độc hại.

    Phân hữu cơ truyền thống

    Phân hữu cơ truyền thống

Ưu nhược điểm của phân hữu cơ

Ưu điểm của phân hữu cơ

  • Cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng.
  • Cải thiện cấu trúc đất và tăng sự thoáng khí.
  • Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái đất.
  • Tạo môi trường sống cho vi sinh vật đất.
  • Tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học.

Nhược điểm của phân hữu cơ

  • Hàm lượng dinh dưỡng thấp so với phân hóa học.
  • Phân giải chậm, cần thời gian để dinh dưỡng phân hủy và hấp thu.
  • Cần xử lý trước khi sử dụng và có thể có mùi hôi.
  • Chi phí cao đối với các loại phân hữu cơ thương mại.

Các loại phân hữu cơ hiện nay

Hiện nay trên thị trường phân hữu cơ được chia thành 2 nhóm:

  • Phân hữu cơ truyền thống: Phân chuồng, phân xanh, phân rác.
  • Phân hữu cơ công nghiệp: Phân vi sinh, phân sinh học, phân hữu cơ khoáng.

Phân hữu cơ truyền thống

Phân hữu cơ truyền thống là phân bón được lấy từ phân của động vật, thực vật, được xử lý thông qua quá trình ủ truyền thống trong một thời gian dài để cho ra sản phẩm phân hữu cơ bón cho cây trồng. Vừa mang lại lợi nhuận, vừa bảo vệ môi trường, tuy nhiên loại phân này có hàm lượng dinh dưỡng không cao và rất mất thời gian ủ và xử lý.

Những điều cần biết về phân chuồng

  • Phân chuồng là chất thải hữu cơ được sản xuất từ phân của gia cầm, gia súc và các loại động vật khác. Nó là kết quả của quá trình tiêu hóa và chuyển hóa chất hữu cơ trong hệ tiêu hóa của động vật.
  • Phân chuồng chứa các thành phần dinh dưỡng như nitơ, phospho, kali và các chất vi lượng, cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và cải thiện tính chất đất.
  • Tuy nhiên phân chuồng nếu xử lý không kĩ rất sẽ có mùi hôi khó chịu, dễ để lại mầm bệnh cho cây trồng và gây khó khăn khi vận chuyển số lượng lớn.

Những điều cần biết về phân xanh

  • Phân xanh là loại phân được lấy từ lá và thân cây tươi mang đi ủ hoặc chôn xuống đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây và đất trồng.
  • Phân xanh cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng phát triển, nhưng hàm lượng dinh dưỡng khá thấp, khi chôn trực tiếp xuống đất rất dễ chuyển hóa thành chất độc gây hại cho cây trồng.

Những điều cần biết về phân rác

  • Phân rác là phân hữu cơ từ rác thải hữu cơ như cây cỏ, rơm rạ, rác thải hữu cơ từ gia đình, siêu thị…được tái chế ủ thành phân hữu cơ để bón cho cây trồng.
  • Phân rác cung cấp chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh vật có lợi cho đất, giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng cường khả năng giữ nước và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nó cũng giúp tái tạo và khôi phục đất màu mỡ và bảo vệ môi trường.
  • Tuy nhiên, phân rác ủ theo phương pháp truyền thống rất dễ để lại mầm bệnh cho cây trồng, kèm theo hạt giống cỏ dại sẵn có trong rác thải.

    Phân rác hữu cơ

    Phân rác hữu cơ

Phân hữu cơ công nghiệp

Phân bón công nghiệp là loại phân bón được sản xuất hàng loạt từ các nguồn chất hữu cơ khác nhau. Quy trình sản xuất phân bón công nghiệp sử dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại, cho phép chế biến một lượng lớn phân bón lên đến hàng ngàn tấn. Điều này giúp cải thiện chất lượng và nồng độ dinh dưỡng của phân bón so với nguyên liệu ban đầu và so với các loại phân bón hữu cơ truyền thống.

Những điều cần biết về phân hữu cơ vi sinh

  • Phân vi sinh là loại phân bón chứa các vi sinh vật có lợi như vi khuẩn, nấm và vi sinh vật khác. Những vi sinh vật này thường được chọn lọc và tăng cường để có tác dụng tốt nhất trong việc cải thiện sức khỏe đất và tăng cường sự phát triển của cây trồng.
  • Phân vi sinh có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, tăng cường phát triển cây, kiểm soát bệnh tật, cải thiện cấu trúc đất và bảo vệ môi trường.
  • Ưu điểm: Cung cấp dinh dưỡng, kiểm soát bệnh tật, cải thiện đất, an toàn môi trường.
  • Nhược điểm: Hàm lượng chất hữu cơ thấp, giới hạn sử dụng cho từng nhóm cây, đòi hỏi chi phí bổ sung.

Những điều cần biết về phân hữu cơ sinh học

  • Phân hữu cơ sinh học là loại phân bón được chế tạo từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ như phân chuồng, phế phẩm cây trồng, bã mía, bã cà phê và các chất còn lại từ quá trình sản xuất nông nghiệp. Nó được xử lý và phân giải bằng các quy trình sinh học, bao gồm sự tác động của vi sinh vật có lợi như vi khuẩn, nấm, và giun đất.
  • Phân hữu cơ sinh học cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, cải thiện chất đất, kích thích hoạt động vi sinh vật, tăng sức đề kháng và bảo vệ môi trường.
  • Ưu điểm: Cung cấp dinh dưỡng tự nhiên, cải thiện chất đất, tăng sức đề kháng cây trồng và bảo vệ môi trường.
  • Nhược điểm: Giá cao hơn phân bón hóa học, hiệu quả có thể chậm, yêu cầu quy trình sản xuất và quản lý chất lượng phức tạp.

Những điều cần biết về phân hữu cơ khoáng

  • Phân hữu cơ khoáng là loại phân bón được sản xuất bằng cách phối hợp các nguyên tố khoáng với chất hữu cơ. Thành phần của phân bao gồm chất hữu cơ có hàm lượng trên 15% và các chất khoáng vô cơ như Nitơ (N), Phốt pho (P) và Kali (K) với tổng hàm lượng từ 8-18% trong phân. Phân hữu cơ khoáng cung cấp cả chất dinh dưỡng hữu cơ và khoáng cho cây trồng, kết hợp tốt những lợi ích của cả hai loại chất này để tăng cường sự phát triển và sản xuất của cây trồng.
  • Ưu điểm là giúp cây phát triển mạnh mẽ, cải thiện chất đất và tăng sức đề kháng.
  • Hạn chế: Giá cao hơn và cần sử dụng đúng liều lượng để tránh tác động tiêu cực.

Kết luận

Hi vọng qua bài viết chia sẻ về phân hữu cơ là gì ? Cũng như đặc điểm và phân loại sẽ giúp bà con nông dân có thêm kiến thức để lựa chọn phân hiệu quả. Nhớ theo dõi các bài viết tại website công ty chuyên phân bón phát đại lộc 

Sản Phẩm Liên Quan