Hướng dẫn cách bón phân cho cây sầu riêng
Mục Lục
Hướng dẫn cách bón phân cho cây sầu riêng đạt hiệu quả cao là việc rất quan trọng liên quan đến sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của cây trồng. Đặc biệt, việc chọn loại phân phù hợp và biết thời điểm bón phân đúng lúc cũng quan trọng không kém. Dưới đây 3Sfarm sẽ hướng dẫn kĩ thuật bón phân cho sầu riêng đạt năng xuất cao, mời các bạn cùng tham khảo.
Cây sầu riêng là gì?
Cây sầu riêng là một loại cây ăn quả nhiệt đới, có quả hình cầu hoặc bầu dục, vỏ gai và mùi hương đặc trưng. Quả sầu riêng có vị ngọt và thịt mềm mịn. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và có giá trị kinh tế cao.
Vai trò của phân bón trong quá trình trồng cây sầu riêng
Phân bón có vai trò quan trọng trong quá trình trồng cây sầu riêng, bao gồm:
- Cung cấp dinh dưỡng: Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sầu riêng như nitơ (N), phospho (P), kali (K) và các nguyên tố vi lượng. Giúp cây sầu riêng có đủ dinh dưỡng để phát triển mạnh mẽ, ra hoa và đậu quả.
- Cải thiện chất đất: Sử dụng phân bón giúp cải thiện chất đất bằng cách bổ sung chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng thiếu hụt. Giúp tăng khả năng giữ nước, cải thiện cấu trúc đất và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây.
- Tăng năng suất và chất lượng quả: Phân bón đúng cách và đúng lượng giúp tăng năng suất và chất lượng quả của cây sầu riêng. Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây giúp quả phát triển đều, có kích thước lớn, màu sắc hấp dẫn và vị ngọt thơm.
- Đối phó với sâu bệnh: Sử dụng phân bón hợp lý giúp cây sầu riêng có sức khỏe tốt, chống lại sự tấn công của sâu bệnh. Cây được cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ có hệ miễn dịch mạnh, giúp giảm khả năng bị tổn thương và bệnh tật.
- Đảm bảo sự phát triển ổn định: Phân bón cung cấp dinh dưỡng liên tục và đều đặn cho cây sầu riêng, đảm bảo sự phát triển ổn định trong suốt quá trình trồng và nuôi trồng cây.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng
- Đạm (N): Đạm là thành phần quan trọng cho sự sinh trưởng của cây sầu riêng. Nhu cầu đạm cao trong quá trình phát triển lá, thân cành, hoa, quả và hạt. Việc bón đạm đầy đủ và đúng cách giúp cây phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao.
- Lân (P): Sầu riêng có nhu cầu lân tương đối ít. Tuy nhiên, lân vẫn cần thiết để hỗ trợ sự phát triển ban đầu của cây. Bón phân lân trong giai đoạn trồng cây giúp cây sầu riêng tăng trưởng tốt.
- Kali (K): Kali rất quan trọng trong giai đoạn cây ra quả. Sầu riêng cần lượng kali đủ để duy trì năng suất cao và chất lượng quả tốt. Việc bón phân kali thường xuyên giúp cây phát triển cứng chắc và chống chịu tốt với các tác động bên ngoài.
- Lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của cây sầu riêng. Thiếu lưu huỳnh có thể dẫn đến các triệu chứng như lá vàng và hư hỏng của cây.
- Magiê (Mg), canxi (Ca), kẽm (Zn) và các chất vi lượng: Những chất dinh dưỡng này cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây sầu riêng. Thiếu các chất này có thể gây hư hại và giảm năng suất của cây.
Loại phân sử dụng để bón cho cây sầu riêng
Cây sầu riêng cần được bón phân để có đủ dinh dưỡng. Bà con có thể sử dụng hai loại phân là phân vô cơ và phân hữu cơ để bón cho cây.
- Phân vô cơ là phân hóa học có chứa nhiều dinh dưỡng và dễ sử dụng. Bạn có thể dùng phân Kali trắng, phân Đạm, phân Lân hoặc phân N-P-K theo giai đoạn phát triển của cây. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng phân vô cơ mà không kết hợp phân hữu cơ, đất sẽ bị cứng, chua và cây dễ bị bệnh.
- Phân hữu cơ là phân từ các chất hữu cơ tự nhiên như phân chuồng, rơm rạ, bã mía. Phân hữu cơ giúp cải thiện chất đất, tăng cường hoạt động của vi sinh vật có lợi và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Nó giúp đất giữ nước tốt hơn, cây phát triển mạnh và cho năng suất cao hơn.
Hướng dẫn kĩ thuật bón phân cho cây sầu riêng đạt năng suất cao
Quy trình bón phân cho cây sầu riêng để đạt năng xuất cao có thể tham khảo quy trình dưới đây.
Giai đoạn chuẩn bị đất trồng
- Trước khi trồng cây sầu riêng, chuẩn bị đất bằng cách trộn phân hữu cơ vi sinh (5-7kg) với đất trong hố trồng.
- Trước khi bón phân hữu cơ, phòng trừ nấm bệnh hại trong đất bằng cách sử dụng vôi hoặc thuốc phòng trừ nấm chuyên dụng trước khi bón phân hữu cơ.
- Không nên bón vôi và phân hữu cơ cùng một lúc vì vôi có thể làm giảm tác dụng của vi sinh vật có lợi trong phân hữu cơ.
Giai đoạn cây sầu riêng con (1-3 năm tuổi)
- Sau khi trồng cây sầu riêng khoảng 7-8 ngày, bón thêm phân hữu cơ vi sinh (Gà cồ tím) và phun phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển bộ tán lá và bộ rễ.
- Trong năm đầu, tăng lượng đạm theo tỷ lệ NPK 2-2-1 (khoảng 50g/gốc) theo từng giai đoạn cách nhau 20-30 ngày.
- Trong năm thứ 2 và 3, tiếp tục bón phân theo quy trình trên, nhưng tăng lượng phân theo tỉ lệ phát triển của cây.
- Phun phân bón theo định kỳ: 3 lần/tháng trong 6 tháng đầu, 2 lần/tháng trong 6 tháng tiếp theo, 1 lần/tháng từ 1-3 năm tuổi với lượng phân hữu cơ vi sinh từ 2-3kg/cây.
- Sử dụng khoảng 10-15kg phân hữu cơ/cây/năm, chia ra nhiều lần để cây hấp thụ tốt và tránh lãng phí.
Giai đoạn ra hoa và tạo quả
- Trước 30-40 ngày trước khi cây sầu riêng bắt đầu tạo mầm hoa, bón phân vô cơ theo công thức NPK 10-50-17 (2-3kg/cây). Cũng có thể phun phân bón lá để cây ra hoa tốt hơn.
- Bón phân hữu cơ (Gà cồ tím) để tạo chất đệm và ổn định độ chua của đất, lượng từ 5-10kg/gốc tùy theo độ tuổi của cây.
- Khi nụ hoa đã hình thành rõ, bón phân NPK 20-20-20 (2-3kg/cây) để cung cấp dinh dưỡng cho quá trình hình thành hoa. Kết hợp với thuốc trừ sâu và thuốc phòng trừ nấm.
Giai đoạn cây bắt đầu cho quả
- Khi sầu riêng bắt đầu cho quả (đường kính từ 10-15cm), bón phân NPK 12-12-17 (2-3kg/cây) để kích thích quả phát triển tốt hơn. Cần kết hợp phun phân bón vi lượng (vi sinh khoáng) và các sản phẩm chuyên dụng nuôi trái.
- Giảm lượng đạm và tăng lượng kali trong phân để thúc đẩy quá trình phát triển quả.
Giai đoạn trước khi quả chín
Bón phân NPK 16-16-8 (2-3kg/cây) để đảm bảo chất lượng quả. Bón thêm vi lượng (vi sinh khoáng) để cây phục hồi.
Giai đoạn sau khi thu hoạch
- Ngay sau khi thu hoạch, tỉa cành cây và bón phân sầu riêng để phục hồi và đảm bảo năng suất cho mùa vụ sau.
- Bón phân vô cơ theo công thức NPK 18-11-5 (2-3kg/cây).
- Bổ sung phân hữu cơ vi sinh (4-5kg/gốc) và sử dụng các sản phẩm hữu cơ nước giúp cây phục hồi nhanh chóng.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết Cách lựa chọn phân bón và phương pháp bón phân cho sầu riêng đạt năng xuất cao sẽ giúp bà con nông dân có thêm kiến thức về kĩ thuật bón phân cho sầu riêng đạt năng xuất cao. Nhớ theo dõi các bài viết tại website công ty chuyên phân bón phát đại lộc.